-->
Đã từ lâu, việc thờ cúng là một nghi thức, một tập quán thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hoá người Việt. Con người chúng ta không chỉ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những lớp người đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục mà còn rất nhiều những vị thánh đã trở thành bất tử trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Ngày nay, trong xu thế hội nhập hoá, cùng sự phát triển đến “chóng mặt” của “cuộc sống số”, những nét đẹp đã trở thành truyền thống ấy vẫn đang được lưu giữ và cần phải được giữ gìn, phát huy. Chính vì lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn hình tượng “Tứ bất tử trong tín ngưỡng văn hoá dân gian người Việt” để chia sẻ với các bạn trong những dư vị dân gian truyền thống giúp mình sống ý thức về cội nguồn văn hoá Việt hơn này.




Bài viết gồm 3 phần:
 Phần 1: Giới thiệu chung về Tứ bất tử
 Phần 2: Lí giải tại sao người xưa lại chọn con số 4 để làm nên bộ Tứ bất tử.
 Phần 3: Giới thiệu chi tiết về các vị Thánh trong Tứ bất tử


 Sau đây, tôi xin trình bày cụ thể nội dung của bài viết.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỨ BẤT TỬ
 “Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị Thánh không bao giờ chết”. Việc thờ phụng “Tứ bất tử” là một tín ngưỡng thuần tuý Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ trong dân gian Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước.
 Trong tâm thức dân gian, Tứ bất tử của Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Song gần đây, giới nghiên cứu về văn hoá, tín ngưỡng dân gian công bố: dựa trên một số ghi chép cổ cho thấy: ngoài 4 vị Thánh này còn có sự xuất hiện của Thánh Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
 Từ cổ chí kim, người ta có nhiều ghi chép khác nhau về các vị Thánh trong “Tứ bất tử”. Trong 6 vị kể trên thì Tản Viên Sơn Thánh, Đức Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử luôn luôn cố định và nhất quán trong các tài liệu, các thời đại. Khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không được xếp vào hàng Tứ bất tử.
 Vậy tại sao lại chọn con số 4? Chúng ta chuyển sang phần 2
PHẦN 2: LÍ GIẢI SỰ LỰA CHỌN CON SỐ 4 CỦA NGƯỜI XƯA
 Trong tư duy của người Việt, con số 4 mang tính ước lệ, có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù triết học nào đó. Ví dụ: Thăng Long tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Sơn Tây tứ quý, Tứ trụ...
 Có thể thấy rằng, mọi cơ cấu giá trị vật chất và tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Chẳng vậy mà thiên nhiên tuần hoàn theo quy luật 4 mùa “xuân - hạ - thu - đông”, đời người cũng không nằm ngoài vòng “sinh - lão - bệnh - tử”, trời đất có 4 phương “Đông - Tây - Nam - Bắc”... Và cũng chẳng ngẫu nhiên, quan niệm thẩm mĩ của người phương Đông trong văn thơ Trung đại, nói tới thiên nhiên là “tùng - cúc - trúc - mai”, thể hiện cái chí của người quân tử lại mượn đề tài “ngư - tiều - canh - mục”, tứ linh chỉ có “long - ly - quy - phượng”...
 Qua đây có thể thấy, việc chọn lấy bốn trong toàn thể một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại nhất. Bốn luôn gợi một sự cân bằng, chắc chắn, khó chuyển rời.
PHẦN 3: GIỚI THIỆU VỀ 4 VỊ THÁNH TRONG “TỨ BẤT TỬ” LÀ: TẢN VIÊN SƠN THÁNH, THÁNH GIÓNG, THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ THÁNH MẪU LIỄU HẠNH. 
a. Thánh Tản Viên
Theo các nghiên cứu, Thánh Tản Viên được coi là vị Thánh được nhắc tới đầu tiên. Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động, sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (bão lũ) để bảo vệ cuộc sống cộng đồng.
Tuy nhiên, đã có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc của vị Thánh này.
Các học giả thời phong kiến cho rằng: đây là “hạo khí anh linh do trời đất sinh ra” hoặc cho rằng “Tản Viên là một trong 100 người con sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”.
Còn trong quan niệm của nhân dân Việt Nam ta từ trước tới nay, Thánh Tản Viên lại được gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” - một người có thực, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng, đến nay vẫn còn được ghi chép trong các bản thần phả ở các làng tại Hà Tây - đỉnh núi Tản Viên - Ba Vì.
Chắc chắn chúng ta đều nhớ tới người có tài “hô phong hoán vũ”, dũng cảm, tài giỏi, được vua Hùng kén làm rể, gả con gái Mị Nương cùng trận chiến quyết không đội trời chung giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong nhiều năm ròng. Cuối cùng, Thuỷ Tinh bại trận, Sơn Tinh chiến thắng, khẳng định được tài dời non lấp bể, có được công chúa yêu kiều.
Từ đó, Sơn Tinh đã trở thành vị Thánh biểu trưng cho khả năng thần diệu của cộng đồng trong cuộc chiến chống lại thiên tai, bảo vệ cuộc sống yên vui cho nhân dân.

Share this:

Show Disqus Comment Hide Disqus Comment

Disqus Comments