-->
Chữ Dịch nguyên trong chữ Hán có ý nghĩa là Biến Đổi song hàm ý của nó trong Kinh Dịch bao gồm : Bất Dịch – Không biến đổi , chỉ các yếu tố có tính cách bền vững (ít nhất trong một thời gian rất dài sẽ không biến đổi ) . Giao Dịch – Là tác động qua lại giữa các yếu tố. Biến Dịch – Sự biến đổi liên tục sau khi có sự giao dịch giữa các yếu tố.Biến dịch gồm cả các biến đổi mang tính chu kỳ lẫn các biến đổi mang tính bất ngờ đột phá không có quy luật. Như chu kỳ phát triển và suy thoái của các yếu tố, các biến động khó lường trước như Thiên Tai, Dịch Bệnh bất ngờ






Chữ Dịch nguyên trong chữ Hán có ý nghĩa là Biến Đổi song hàm ý của nó trong Kinh Dịch bao gồm :
Bất Dịch – Không biến đổi , chỉ các yếu tố có tính cách bền vững (ít nhất trong một thời gian rất dài sẽ không biến đổi ) .
Giao Dịch – Là tác động qua lại giữa các yếu tố.
Biến Dịch – Sự biến đổi liên tục sau khi có sự giao dịch giữa các yếu tố.Biến dịch gồm cả các biến đổi mang tính chu kỳ lẫn các biến đổi mang tính bất ngờ đột phá không có quy luật. Như chu kỳ phát triển và suy thoái của các yếu tố, các biến động khó lường trước như Thiên Tai, Dịch Bệnh bất ngờ …..

Như vậy chúng ta thấy chỉ ở một chữ Dịch (Biến Đổi) thôi thì Kinh Dịch đã trang bị cho chúng ta cách xem xét các yếu tố trong một cái nhìn toàn cục, cân bằng giữa nhiều yếu tố ….Đây là ba chân kiềng vững chắc của Kinh Dịch, thiếu một là không ổn .
Đi sâu vào tìm hiểu Kinh Dịch, chúng ta thật bất ngờ khi thấy Kinh Dịch khởi điểm bắt đầu chỉ từ một vòng tròn trống không Thái Cực – điểm tĩnh tại bất dịch để bắt đầu cho mọi quá trình biến đổi! Tiếp sau Thái Cực phân chia làm hai yếu tố Âm và Dương, mọi sự vận hành bắt đầu giống như một cuộc hành trình đi vào tương lai đầy tươi sáng. Lúc này Âm và Dương là hai yếu tố này vừa có tính đối lập lại vừa có tính hỗ trợ nhau giống như Hình hai con cá Âm Dương trong các hình vẽ của Kinh Dịch . Ngoài ra Âm và Dương cũng hàm ý là yếu tố Bất Lợi và Có Lợi.
Tiếp tục tiến trình phân chia hai yếu tố Âm, Dương Kinh Dịch cho chúng ta bốn yếu tố là Thiếu Âm ( Âm đang hình thành), Thái Âm (Hầu hết là Âm), Thiếu Dương (Dương đang hình thành), Thái Dương (Hầu hết là Dương) như vậy một lần nữa sự việc được xem ở mức độ chính xác hơn một chút, khi đó chúng ta nhìn nhận rõ sự biến đổi khi nó bắt đầu hình thành và bắt đầu biến đổi thành cái khác. Tính quy luật ở đây khá ổn định!
Tiếp tục lên cao nữa sự phân chia sẽ chi tiết hơn: -  Bát Quái (Tám Quẻ) ở mức độ này thì mọi việc đã được xem xét ở mức độ khá tinh tế ! và cũng tại mức độ này các quẻ đã đại biểu cho rất nhiều sự vật , sự việc mà mối quan hệ giữa chúng nhiều khi khó kiểm chứng bằng khoa học hiện tại nhưng vẫn có sự ứng nghiệm rất kỳ lạ ….Cũng chính vì điều này mà Kinh Dịch đã bị khoác lên mình nó bức màn Thần Bí và bị những kẻ nông cạn đẩy xuống hàng tri thức hạ đẳng trong kho tàng Triết Học của nhân loai. Tuy nhiên nếu hiểu rõ ý nghĩa, sự liên hệ biến đổi giữa tám quẻ chúng ta sẽ có cách nhìn rất rõ ràng về nhiều quy luật biến đổi, trong nhiều yếu tố phức tạp của Tự nhiên và Đời Sống! Như các tiến trình biến đổi về Chất, về lượng, về phương vị về không gian, thời tiết …v…v..



Vậy Tám Quẻ - Bát Quái (Có 3 vạch hào) đã là tinh túy của Kinh Dịch chưa? Xin thưa là Chưa! bởi sự biến đổi của Tám Quẻ vẫn mang tính quy luật (Có chu kỳ và tuần hoàn). Muốn xem xét thật tinh tường vạn sự chúng ta phải hiểu được triết lý của Quẻ Trùng Quái !



Trùng Quái là gì ? Các Bậc Minh Triết xưa đã dùng Tám Quẻ chồng lên Tám Quẻ để được 64 Trùng Quái, mỗi quái có 6 hào (6 vạch âm hoặc dương) biến đổi, lại có hào động để biến quẻ, có sinh khắc ngũ hành phân ngôi nội ngoại, chủ khách để xem bản chất vấn đề ..v…v…
Như thế đến đây triết lý Kinh Dịch đã đầy đủ các biến đổi có quy luật và biến đổi không quy luật (Danh từ Triết Học gọi là Tuyến Tính và Phi Tuyến Tính). Điều này phù hợp với mọi sự vật, sự việc trên thế gian.



Xin đưa một khía cạnh biến đổi của Trùng Quái để chúng ta cùng rút ra nhận xét, so sánh. Một quẻ Kép (Trùng Quái) khi bắt đầu biến đổi thì nó biến đổi từ hào (Vạch) dưới cùng – biến đổi từ âm sang dương hoặc ngược lại. Tiếp theo đến hào hai, hào ba… khi đến hào năm (gần hết) thì nó không biến tiếp nữa (Theo quy luật thông thường – không có gì là tận cùng) mà quay lại biến đổi hào 4 và cuối cùng biến đổi ba hào dưới ( 1, 2, 3 ) đây chính là bước ngoặt hay nói các khác là quy luật phá vỡ quy luật (Phá Cách ) v…v... Hết một chu kỳ biến đổi .
Ngoài ra Triết Lý Kinh Dịch còn đưa ra các khái niệm hào động, ngũ hành, lục thân, lục thú sinh khắc để chúng ta có cái nhìn nhiều chiều về một vấn đề ! Cũng có thể có người cho rằng nhiều yếu tố như vậy thì sẽ khó có kết quả chính xác trong tư duy. Xin thưa cái khéo của người xử lý thông tin bằng tư duy Kinh Dịch là biết nặng nhẹ, ngắn dài mà định đoạt, như thế gọi là Minh Triết !

Mọi sự phát triển đều có tính hai mặt Tốt và Xấu, nhưng khi chúng ta trang bị cho mình những tri thức cần thiết vững chắc thì chúng ta sẽ dễ dàng làm chủ tình thế và tránh khỏi những bất hạnh có thể đến. Các tri thức này đã có từ nghìn xưa được Cha Ông ta trân trọng giữ gìn. Có nó chúng ta sẽ vững vàng hơn trong toàn bộ cuộc sống .
                                                                                                                                                          Phongthuytonghop

Share this:

Show Disqus Comment Hide Disqus Comment

Disqus Comments