-->
Mối quê hương mang cho mình một dư vị, dù nó là tuổi thơ nhẹ nhàng hay dữ dội, nhàn hạ hay khổ cực đểu trở thánh dư vị cho cuộc sống sau này

 Gần hai mươi năm rồi, nhanh quá,….một giấc mơ thoáng qua mau như dòng sông cả hiền hoà chảy qua quê tôi để lại những phù sa nuôi nguồn sống đất quê. Còn cái tuổi thơ trong nghèo khó của lũ trẻ chúng tôi nó in sâu trong kí ức của vùng quê đồng bằng Nam Định ven sông Hồng. Lũ trẻ ngày ấy thường trốn mẹ đi ăn đòng đòng ( bắp lúa ) như một thứ nghiện cái vị ngọt thơm của hạt lúa non tơ còn chưa thấy ánh sang mặt trời. Những cánh đồng lúa bạt ngàn, những bãi bờ đi mỏi chân mà vẫn sướng thả trâu rồi đi dọc nó để đua diều, để đá bong chơi khăng…Thường ngày cả lũ đi học bằng chân đất, lem lấm nhưng vui, nhà cách trường mấy cây số mà cứ thi nhau chạy như ong vỡ tổ khi thấy xe máy hay ô tô thì dừng lại tròn xoe mắt như nhìn vật thể lạ.
                                                                                                     




Cái ngày ấy, cái ngày mà những mơ ước nhỏ nhoi như về nhà được mẹ bế và âu yếm vẫn chỉ là những ước mong và sự thèm thuồng. Mẹ cha mặn đắng giọt mồ hôi ngoài đồng ruộng, trên những con đường, trên những dòng sông cạn để kiếm cho con những ước mơ nhỏ nhoi là học,là đến trường là manh áo giống những đứa láng giềng. ôi! Tuổi thơ ơi! Cứ lớn trong tủi hờn và khao khát.

                                                            

Những mùa yêu thương bất tận ấy thật vô tình khi tôi nhỏ, thật xót xa khi tôi cắp sách và thật gắn bó khi tôi lớn không lên. Cái tuổi thơ tôi mà mấy năm đầu những người than yêu của tôi phải nhịn cơm sang để đi làm. Cái tuổi thơ tôi hằn học không hiểu sao nhà còn thóc mà mình mỗi sang chỉ có lùm cơm nguội và nước mắm. Cái tuổi thơ còn mái nhà tranh đất của bà mà tôi thường lấy que vẽ lên tường hay chui đầu vào những chỗ đất nẻ toác cười khúc khích. Những tháng ngày cùng cha đi chắn đăng, để dó …bên con sông hồng mùa nước nổi. Và chẳng biết sao nữa tôi thích đi làm đồng, có lẽ do thích làm người lớn chăng. Năm học lớn 4 lần đâu tiên tôi vác hộ người lớn cái cuốc từ đồng về và vấp ngã, lưỡi quốc bập nhẹ vào bên mày trái của tôi để bà mẹ nuôi tôi cõng tôi về vừa thương vừa chửi. Từ đó khuôn mặt tôi luôn mang một dấu tích tuổi thơ đồng nội. Nhưng rồi tôi biết làm đủ thứ khi những đứa con nhà giàu chỉ ăn cũng chưa xong, tôi đi cấy, là thằng con trai nhưng tôi cấy rất nhanh, có lẽ tôi là đứa con đồng ruộng chăng hay vì không muốn nhìn những người gia đình mình mỗi sang thức dậy sau một ngày cấy kêu đau nhức nên tôi thành nghệ sĩ cấy lúa lúc nào chẳng hay.

                                                          

Rồi ước mơ ư? Không có như lời các thầy cô dạy yêu thương đâu ….dân quê tôi không đoàn kết như trong những trang văn cô giảng, cũng không hẳn yêu thương như lời kể của bà. Nhà mình từ nơi khác đến dân quanh vùng thường gọi là dân “ ngụ cư”, bố mình vừa yếu vừa thẳng tính luôn bị dân thổ địa đè nén nhưng chẳng làm gì được. Bà vẫn dặn “ một điều nhịn là chin điều lành”, nhưng có lành đây nay mất con lợn, mai mất con gà, …Nhưng rồi một thằng bé hiền và ngoan bỗng khao khát thành không ngoan nữa vì ngoan cũng chẳng được điều gì tốt đẹp. Thế là tôi đi học võ, lầm đầu tiên cha tôi dắt tôi đi tôi hồi hộp, thầy tôi bảo co hai tay trước ngực, thẳng người đổ xuống nền đá. Nói thực núc đó có làm mơ tôi cũng không dám nhưng nghĩ đến gia đình và người than tôi nhắm mắt và …” đổ cây chuổi” kết quả là hai cánh tay đau nhức vô cùng… nhưng nhờ đó mà tôi tự tin hơn, sau này tôi nhớ kí ức ấy mà vượt qua nhiều thử thách khác.

                                                             

Rồi dư vị cuộc sống ư? Tôi chẳng hiểu sao cứ thi thoảng thì bà nội tôi lại dắt tôi vào chùa, tôi thích nhất là được sư cụ xoa đầu cho phẩm oản và quả chuối. Tôi cũng chưa đủ lớn để hiểu sự bố thí hay tình thương cho những trẻ nghèo khổ nữa. Và bà tôi làm gì cũng vào hỏi sư cụ về ngày nào, làm như thế nào? Tôi hồn nhiên hỏi “ sao không làm theo ý mình” , bà tôi bảo “ phải tội chết gìơ”. Tôi đâm ra sợ nhưng lại gây trong tôi bao tò mò. Rồi cha tôi ồm nặng, nghe nói là viêm hồng cầu, tôi chẳng biết nó là cái bệnh gì nhưng mọ người bảo rất nặng, cả nhà thì bán thóc lo thuốc men còn bà tôi bán thóc để …cúng. Một buổi mưa tầm tã nhà chỉ còn một thúng thóc lớn bà tôi bào mẹ tôi mang đi bán để mua lễ trưa có thầy đến cúng, mẹ tôi đội đi thì cha tôi không đồng ý bảo là để cho con ăn. Mẹ tôi quay lại thì bà lại nói …Tôi chẳng hiểu gì nhưng tôi nghĩ sao cúng lại quan trọng thế, hay thuốc quan trọng hơn….Nhưng chẳng biết vì điều gì mà cha tôi khỏi thật, khoẻ lên và đi làm bình thướng. Nhưng từ đó tôi có ước muốn tìm hiểu về phong tục dân gian, rồi bắt đầu những cái gọi là bấm độn, âm dương ngũ hành, tam hợp tứ xung,…dần dần tôi được nhiều người dạy “kinh dịch”, tôi chẳng hiểu gì về mấy cái vạch nhưng tiên gọi thì nhớ: Càn tam liền, khôn lục đoạn, chấn cốc ngửa, cấn cốc úp, đoài khuyết trên, tốn khuyết dưới, khảm giữa đầy, ly giữa rỗng….Và biến rất nhanh: càn biến một thành đoài, biến hai thành chấn, biến ba khôn về….Dư vị kí ức này mà sau này lên cấp III và học Đại học tôi đọc và gặp các thầy để thỉnh giáo về “ Tổng hợp các khoa học thần bí truyền thống”. Tôi đam mê phong thuỷ hơn vì tính khoa học và sự tính toán là quan trọng. bắt đầu như thế, tự giúp mình, giúp gia đình và giúp mọi người.
                                                             

Mỗi người đều có một dư vị, một ký ức tuổi thơ, nó mãi là hành tranh nhắc ta về nguồn cội để ta ngày một lớn khôn trong cuộc đời này. 

 Người con đồng quê Nam định : Vũ Tô Bình Trọng

Share this:

Show Disqus Comment Hide Disqus Comment

Disqus Comments