-->
sau khi thân nhân mất thường địa táng (hung táng) và 3 năm sau thực hiện việc cải táng (cát táng).
Người theo đạo Phật hay không theo tôn giáo nào ở miền Bắc, sau khi thân nhân mất thường địa táng (hung táng) và 3 năm sau thực hiện việc cải táng (cát táng). Ngoài việc xem ngày, chọn giờ thì việc tìm đất, đặt hướng và chọn mầu gạch cũng rất được chú trọng.




1. Tục địa táng và cải táng:

Sau khi thân nhân mất, trước khi kịp bắt đầu phân hủy, xác người chết đã được thực hiện một số nghi thức tống táng, thông thường nhất là Địa táng, Thiên táng, Thuỷ táng, Hoả táng, Điểu táng, Tượng táng và Điện táng. Trong đó ở Bắc bộ phổ biến là địa táng, chôn trong mả đất ��, thường là nấm dài. Sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng, đưa vào mộ 墓 đắp đất (nấm tròn) hay xây gạch hoặc xây lăng.

Tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái TQ chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục bởi: khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài; vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng; các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng; những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.

Khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che. Tục này sinh ra do cổ nhân cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Khi cải táng xong cần xây mộ kiên cố, vì theo tập quán, không phải di chuyển xương cốt người chết thêm nữa, nếu không sẽ bị "động mả". Nhưng cũng có ý kiến thấy có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại.

Theo tôi đã gọi là cải táng thì khi đào lên sẽ gặp nhiều độc khí nên phải làm ban đêm đỡ ô nhiễm. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung.

Dù đã tìm được Cát địa nhưng nếu chôn nhầm ngày thì coi như “đem thi thể vứt đi” chứ đâu phải mai táng nên hậu quả khôn lường. Do vậy việc tính ngày giờ trong chôn cất (hung táng) và khi cải mộ (cát táng) rất quan trọng. Chưa biết hiệu quả thế nào nhưng cứ để cho lòng người vững là tốt.

2. Xem ngày và chọn giờ:

Điều quan trọng nhất trong ngày giờ mai táng là tránh các ngày mà có các sao sau chiếu Thiên cương, Thọ tử, Đại hao, Tử khí, Quan phù (xấu trong mọi việc lớn), Băng tiêu ngoạ giải (kiêng làm nhà và mọi việc lớn), Thổ cấm (kiêng động thổ), Trùng tang, Trùng phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).

Ngày KIÊNG ĐÀO HUYỆT, MAI TÁNG theo tháng âm lịch:
GIÊNG
HAI
BA
NĂM
SAÚ
BÂỶ
TÁM
CHÍN
MƯỜI
MMỘT
CHẠP
Tị
Mùi
Dần
Dậu
Thìn
Hợi
Ngọ
Sửu
Thân
Mão
Tuất
Tuất
Thìn
Hợi
Tị
Ngọ
Sửu
Mùi
Dần
Thân
Mão
Dậu
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Tị
Sửu
Thân
Mão
Tuất
Hợi
Ngọ
Mùi
Dần
Dậu
Thìn
Hợi
Hợi
Hợi
Dần
Dần
Dần
Tị
Tị
Tị
Thân
Thân
Thân
Giáp
Ất
Mậu
Bính
Đinh
Kỷ
Canh
Tân
Kỷ
Nhâm
Quý
Mậu
Canh
Tân
Kỷ
Nhâm
Quý
Mậu
Giáp
Ất
Kỷ
Bính
Đinh
Mậu

Ngoài ra, các ngày đại kị động thổ an táng là ngày gặp sao: Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt Yếm, Tứ Ly, tứ Tuyệt.

3. Tìm đất đặt mộ:

3.1. Thực ra ban đầu con người chú ý cả việc chọn đất làm nhà (dương cơ), dựng chùa...và đặt mả (âm phần) và cổ nhân cho rằng “Nhất dương thắng Thập âm”. Nhưng về sau dương cơ chỉ cốt lấy hướng còn âm phần (nơi an táng của người thân) thì được quan tâm đến cả vị trí, thế đất, hình thù đám đất và hướng.

Giữa người sống và người chết, cùng chung một huyết khí, bao giờ cũng có sự thông cảm trực tiếp với nhau. Do đấy, nếu hài cốt được an táng vào một nơi đẹp mắt, tiền, hậu, tả, hữu đều có những phong cảnh tươi tốt, thì lẽ tất nhiên hài cốt nằm đó, cũng được thấm nhuần linh khí thiên địa, phát sinh được những “tia điện” thiêng liêng, để truyền “tú khí” cho con cháu, hay những bà con thân thích, có liên hệ huyết thông với người nằm dưới đáy mộ. Từ xưa thuyết Phong Thủy đã nhận thức được rắng: các kiểu đất quý, phần nhiều đều có một vài nét khuyết điểm, nhẹ nặng tuỳ theo phúc trạch của ông cha, cách sống của cháu con. Đó là luật bù trừ rất nhiệm mầu kỳ bí của Hoá công, chứ chẳng mấy khi được toàn mỹ, chỉ có kết mà không có động bao giờ. Nếu sự kết phát được nhiều hơn sự nguy hại, cũng đã là một điều đại hạnh. Trường hợp trong Gia cảnh có điểm chưa ưng, không nên đòi hỏi quá nhiều mà vô tình cưỡng lại mệnh trời, tạo thêm sự thất đức, làm giảm bớt cả tính cách linh ứng của kiểu đất bởi “Thiên trợ táng” 天助葬 sẽ hơn hẳn “Nhân tự táng” 人自葬. Dựa vào sự thuận mát như ý muốn của mọi người nghĩa là phải chú trọng vào sự cân đối sáng sủa phong quan, có núi non, gò đống có cây cối, sông ngòi có thể cải thiện, hóa giải phần nào.

Dân gian và xem gia phả bất kỳ một dòng họ lớn nào, lúc đầu tiên cũng thấy đề cập đến mồ mả kết phát như là lý do chính yếu của sự phát vua, phát quan, phát phú, phát quí của giòng họ mình. Ví dụ như dòng họ Vũ Hồn thì cắt nghĩa rằng ngôi mộ của thủy tổ đã được táng treo vào một đại huyệt gọi là: “Cửu thập bát tú triều dương”. Đó là kiểu đất “Tiến sĩ sào” (ổ ông nghè). Ông Vũ Hồn sau khi sinh được hai người con sinh đôi, người anh ở lại Việt Nam, phát ra một dòng công khanh khoa bảng ở Việt Nam liên tiếp từ bao nhiêu đời. Người con được thầy địa lý đưa về Trung Hoa, cũng đã sinh ra không biết bao nhiêu là con cái cháu chắt khoa bảng công khanh.

Trần Đức Lai, trong truyện Hoa khuê các, đăng trong nhật báo Đông Phương, nơi số 142 ra ngày 17-8-1974 đã viết về ngôi mộ của tổ phụ và tổ mẫu của Nguyễn Kim như sau: “Tổ phụ và tổ mẫu của Nguyễn Kim là người hiền lành cày ruộng và vào rừng làm lâm sản. Một buổi chiều ông vào rừng lấy măng tre măng nứa, khi trở về, trời đổ giông gió, bèn chạy vào trong hang núi ẩn. Bỗng một tiếng sét nổ vang trời đá trên núi đổ xuống lấp chặt cửa hang, chôn sống người tiều phu họ Nguyễn trong hang đá đó. Chiều hôm sau, bà vợ đi tìm chồng thì bị cọp tha về gần hang núi nơi ông chồng đã bị chôn sống, đặt trước cửa hang rồi phóng mình đi thì bỗng mối đùn lên vùi luôn thây người vợ. Trời lại đổ mưa giông ầm ầm, ngày sau, nơi chôn cất hai vợ chồng người họ Nguyễn ở thôn Gia Miêu Ngoại Trang, trở thành một khu rừng rậm, thân nhân không làm sao tìm được xác của ông bà họ Nguyễn để chôn cất nữa. Theo thầy địa lý, thì đó là nhờ phúc đức nhà họ Nguyễn nên chồng được thiên táng, vợ đuợc hổ táng đúng ngôi đất Đế Vương sau này nhà Nguyễn mới thống nhất sơn hà lên ngôi Đế Vương.”

Trong dòng họ tôi cũng từng lưu truyền câu chuyện về “Thế đất ở, Mả Tổ và sự học”, chưa rõ thực hư ra sao nhưng kiểm nghiệm ít sai ! Ngay các bậc khoa bảng, như Cụ Cử Phan Cự Lượng từ đầu thế kỉ XX đã từng khuyên: “Phúc hay họa cũng tự trời, xương kẻ thác sao cầu được Phúc. Yên hay nguy không tại Đất, bụng người còn cứ vững là Yên”. Nhưng có thờ có thiêng nên cũng cần biết về phong thuỷ mồ mả để “chọn lành, tránh dữ”.

2. Các nhà địa lý phân biệt hình đất thành 5 hành, Tứ trụ sinh, Tứ trụ tử của người vừa mất mà chọn thế đất theo nguyên tắc Sinh-Khắc của Ngũ hành.

HÌNH MẢNH ĐẤT ứng với NGŨ HÀNH
THỦY
HỎA
MỘC
KIM
THỔ
Lè phè
Nhọn
Dài
Tròn
Vuông


Thầy địa lý còn gán tên cho các kiểu đất tăng vẻ huyền bí: Lục Long tranh châu, Phượng hoàng ẩm thủy, Tê Ngưu vọng Nguyệt, Quần Tiên hội ẩm, Nhất Hổ trục quần dương, Lưỡng Ngưu ẩm thực hoặc hình ngòi bút, thanh kiếm, con voi, con ngựa, cán cờ...tùy theo hình thế đất. Việc đặt tên các hình đất này chủ yếu phục vụ cho việc đặt hướng Mộ cho phù hợp với quy luật của Ngũ hành.

Cổ nhân cho rằng địa điểm lý tưởng cho nơi đặt mộ là nơi thế đất vuông vức, nằm lưng chừng quả đồi giống hình chiếc ghế bành, xung quanh có Tứ quý che chở:
- phía sau có Hậu chẩm là tựa vào Rùa đen (Huyền Quy, thuộc Thủy),
- trước mặt có Minh đường là Phượng hoàng đỏ (Chu tước, thuộc Hỏa) thấp hơn như cái ghế để chân,
- bên trái có Rồng xanh (tả Thanh Long, thuộc Mộc) nằm cao hơn,
- bên phải có Hổ trắng (hữu Bạch Hổ, thuộc Kim) cần thấp hơn bên trái.
Xa hơn về phía sau có tầng tầng lớp núi cao dần, phía trước có dòng nước chẩy quanh co coi như huyết mạch của đất. Hoặc thế đất có hình con gì thì tìm vị trí “đắc địa” nhất: vòi voi, vai rùa.
Như vậy địa điểm đặt một lành là phải có đủ “Long (chân), Huyệt (đích), Sa (bao), Thủy (bọc)” và tránh những đám đất méo mó, trước rộng, sau hẹp; đất có Bạch Hổ cao hơn Thanh Long hay trực đơn, thoát khí; Minh đường xung xạ, trực khuynh...

Đặc biệt chú ý rằng chớ có tin thấy bói rằng “Mộ Tổ nhà X bị Mộ Tổ nhà Y trực chiếu” hay “cản” mà đang tâm tìm cách yểm bùa, đào, xê dịch mộ nguời hay tìm cách “khắc chế”, “đấu Phong thủy” theo luật Ngũ Hành (như đắp núi chế hồ, trồng cây hạn đồi, dùng rào sắt khắc rào tre...) Bởi “mình phụ ngươì là họa, nguời phụ mình là phúc” nên làm vậy chỉ hại thêm. Đó còn chưa nói đến việc “thầy” thấp tay không trị được tà ma hay bản thân thầy “hai mang” càng nguy!.

4. Tổng luận về Bát sơn:

Càn Sơn 乾山: Càn Sơn là Thiên Trụ, nên cao lớn, mập mạp, tại sau huyệt chủ người sống thọ, nếu hình như Thiên Mã, thôi quan rất nhanh, nên chủ quý nhân thọ lâu.

Khảm Sơn 坎山: Khảm Sơn là vùng đất âm dương bắt đầu phân chia, Khảm Sơn cao lớn mập mạp, cả nhà rất thành thực, trung thọ hiền lương, nếu khảm sơn đê hãm, gió bắc khí lạnh thổi mạnh, rất nghèo tiền bạc, chủ chết non. Tại tay Long chủ trưởng phòng, tứ phòng, thất phòng không tiền bạc, tại tay hổ chủ tam phòng, lục, cửu phòng vất vả bất lợi.

Ly Sơn 離山: Ly Sơn cũng là vùng đất âm dương bắt đầu chia, Ly là mắt, Ly Sơn cao lớn mập mạp, chủ nhiều bệnh về mát. Ly sơn là trung nữ, phụ nữ luôn bất lợi. Tọa chính đông hướng chính tây, bảm thủy khí đại lợi.

Cấn Sơn 山: Cấn Sơn là thiếu Nam, Cấn cao lớn mập mạp, chủ giàu ít lắm người, thiếu nam không sinh bệnh tật, cha dễ phát tài, nếu cấn sơn thấp hãm, chủ sinh nhiều bệnh tật.

Chấn Sơn 震山: Chấn Sơn cao lớn mập mạp, sinh nhiều nam ít nữ, trong nhà xuất võ sĩ. Chủ người tính chân thật, nếu nơi đó mà thấp hãm, nhân đinh không vượng, nhiều nữ ít nam, tại tay Long thì 1, 4, 7 yểu. Nhân đinh ít.

Tốn Sơn 巽山: Phương Tốn cao to đẹp đẽ, xung quanh thanh tú, chủ xuất con rể tốt, phát cháu ngoại. Nếu Tốn Sơn cao lớn đẹp xinh tất phát nữ quý, phát học hành, vì lục tú thôi quan sơn. Nếu nơi đó thấp hãm, chủ phụ nữ yểu.

Khôn Sơn 坤山: Khôn Sơn là mẹ, nếu Khôn Sơn cao lớn mập mạp, chủ phụ nữ thọ, nhân đinh đại vượng, rất giàu có.

Đoài Sơn 兌山: Đoài Sơn là thiếu nữ, là phương tam cát rất đẹp, nếu Đoài Sơn cao lớn, chủ xuất văn võ song toàn, học hành rất lợi ! Lại chủ nhà đó có nhiều con gái đẹp, tài mạo vẹn hai, đã phú lại quý. Nếu xứ đó thấp hãm, phụ nữ yểu, nhiều nữ ít nam, nếu tọa chính bắc hướng chính nam, bẩm thủy khí. Đoài sơn cao lớn đè huyệt, lại có thủy triều đến, xuất người què cụt, có tật về đùi chân, tứ duy bát can, sơn nào cũng no tròn cao đầy thì xuất trạng nguyên khoa giáp.

5. Long mạch Cát Hung biện :

Hình dáng nơi đất chôn, như trâu nằm ngựa phóng, như loan múa phượng bay, như rắn uốn khúc, đều do dùng thủy đến mà phân biệt. Dưới đây là các loại địa hình thuộc ngưu phú, phượng quý xà hung nguy.

1、来龙气势如万马奔腾,从天而降,迠 ?是王侯葬: Long đến khí thế như vạn ngựa phóng lên trời, là đất táng vương hầu.

2、来龙气势如巨浪,重山迭障,护卫釠 ?重,这是大官葬地: Long đến khí thế như sóng lớn, núi lớp lớp che chắn, hộ vệ, đó là đất đại quan.

3、来龙气势如重屋,山地草茂树高,迠 ?是开国建府葬地: Long đến khí thế như nhà lớn, cây cỏ tươi tốt, đó là đất của khai quốc công thần.

4、来龙气势如屈曲斜徐的蛇,这是国砠 ?家亡葬地: Long đến khí thế như rắn bò uốn lượn, đất táng đó là nước mất nhà tan.

5、来龙气势如降龙,,水绕云从,这是大官葬地: Long đến khí thế như rồng giáng xuống, thủy bọc bao quanh, đó là đất của đại quan.

6、来龙气势如戈茅,这是有牢狱之灾@ ?兵火之难葬地: Long đến khí thế như giáo mác, đó là có lao ngục tai họa, binh hỏa khó tránh.

7、来龙气势如流水,这是亲人活着也僠 ?死鬼葬地: Long đến khí thế như nước chảy, người thân chôn là đất tượng tử quỷ.

8、 来龙气势如屏风,两条山龙对峙,葠在中间,这是后人封侯封王葬地: Long đến khí thế như bình phong, hai bên núi đối giữ, táng tại chỗ giữa, đó gọi là đất táng phong vương phong hầu.

9、来龙气势如倒扣的锅,在锅顶下葬叠 ?使后人发财: Long đến khí thế như dùng dằng kết oa, tại oa đỉnh hạ táng sau này con cháu phát tài.

10、来龙气势如帽子,这是合家欢乐葬圠 ?: Long đến khí thế như cái mũ, táng đất ấy cả nhà vui vẻ.

11、来龙气势如抛下的筹码,这是子孙癠 ?事倒霉葬地: Long đến khí thế như ném, đó là đất con cháu trăm sự nghèo.

12、 来龙气势如乱衣,这是后辈女人嫉妠 ?,妻子与人私通葬地: Long đến khí thế như loạn y, đó là đất táng con cháu gái sau này hay đố kị, vợ con tư thông với người khác.

13、来龙气势如灰色口袋,这是子孙阳宠 ?有火灾葬地: Long đến khí thế như cái túi đựng tro, đó là đất chôn con cháu hay bị cháy nhà.

14、来龙气势如倒扣的船,这是子孙后辠?女的生病,男的有牢狱之灾葬地: Long đến khí thế kết lại như cái thuyền, con cháu nữ sẽ sinh tật, nam thì mang họa lao ngục.

15、来龙气势如横放案几,这是断子绝孠 ?葬地: Long đến khí thế như nghế bàn bày ngang, đó là đất đoạn tử tuyệt tôn.

16、来龙气势如卧剑,这是子孙叛逆而袠 ?诛杀葬地: Long đến khí thế như thanh kiếm, con cháu phản nghịch nên bị tru sát.

17、来龙气势如仰刀,这是子孙因凶祸耠 ?逃散葬地: Long đến khí thế như lưỡi đao giơ lên, con cháu gặp hung họa trốn tránh khắp nơi.

6. Chọn hướng đặt, mầu gạch ốp phù hợp:

Hướng mộ là hướng mà khi người nằm dưới đó ngồi dậy nhìn thấy. Theo nguyên tắc “trần sao âm vậy” việc chọn hướng cần dựa vào mệnh người nằm dưới mộ và tránh hướng Tuyệt mệnh, Hoa hại.
HƯỚNG
NHÌN
NAM
BẮC
TÂY
ĐÔNG
HÀNH
Thủy
Hỏa
Kim
Mộc
ĐẠI KỴ
Ng, T, Nm
Dần, Ngọ, Tuất
Thân, Tý, Thìn
Hợi, Mão, Mùi
Tị, Dậu, Sửu
Tam hợp Hỏa
Tam hợp Thủy
Tam hợp Mộc
Tam hợp Kim
LÝ DO
Hỏa hại Thủy
Thủy khắc Hỏa
Mộc hại Kim
Kim khắc Mộc

Trường hợp các gia đình quy tập mộ người thân trong một khu thì việc xác định hướng là theo mệnh của người gia trưởng, những thành viên khác sắp xếp theo thứ tự “Chiêu mục”: các đời lẻ về bên Trái, đời chẵn về bên Phải.

Hiện nay việc quét vôi các ngôi mộ xây đã giảm, đa phần là ốp gạch. Việc chọn mầu gạch cũng theo nguyên tắc sinh vượng của Ngũ hành, Bát quái.


7. Một số kiêng kỵ trong việc đặt mộ:
-Mảnh đất hình Rùa dấu đầu, Rồng không chân, Cọp ngậm thây, Chim kêu sầu bởi đất là hung địa.
-Nơi có dòng nước, đường đi đâm thẳng, xoáy vào mộ để tránh “động”;
-Nơi thế đất đuôi rắn, tai trâu, vó ngựa tránh con cháu bị đè đầu, cưỡi cổ;
-Phía trước đã có mộ nhà khác án ngữ sợ người ta hưởng hết lộc;
-Hướng mộ xung với tuổi người nằm dưới mộ hại cho con cháu;
-Rễ cây ăn xuống xuyên vào tiểu, tiểu bật nắp hay bị trơ ra.


8. Đặt Mộ trong thời đại Công nghiệp:

Có nhiều chuyện về việc tìm đất đặt mộ Tổ và những giai thoại về các bậc Đế vương, Công hầu phát do tìm được Long huyệt. Nhưng thực tế các dòng họ Vua chúa và quan lại, dù thừa sức, đủ khả năng tìm nơi đắc địa song vẫn không có dòng nào trường tồn vinh hoa phú quý. Thống chế Tưởng Giới Thạch (mất 05/4/1975) và con là Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Kinh Quốc mất 13/01/1988 dù đã cố công chọn đất, xây lăng tại Đại lục. Nhưng sau 10/1949 Quốc dân đảng phải bỏ Đại lục ra lập nghiệp tại Đài Loan, rồi Tưởng gia tộc đã mất ngôi và đến 11/2007, 4 người con của TKQ đều chết vì ung thư tại đảo này duy chỉ còn người con thứ 5 mang họ mẹ là Chương Hiếu Nghiêm còn sống và ước mơ “nhập thổ” tại Đại lục của họ Tưởng khó thành hiện thực.

Chuyện “Mả Tổ và sự học” tôi ghi trong Gia phả là truyền ngôn nghe lại chưa rõ thực hư thế nào.
Việc đặt mộ của phụ thân tôi xin ghi lại thế này: Bố tôi tuổi Quý Hợi, mệnh Khôn -Thổ khi hung táng do ông Kiên (ở Xuân Quang) đặt (hướng Tây Bắc) thuộc hướng Diên niên. Lúc cải táng vị trí đất giao cho chú Luân báo cáo chính quyền địa phương và chọn. Việc đặt hướng tôi nhờ cụ Luân (ở tx Lào Cai) xem và cụ dặn tôi “đặt mộ mà khi ngồi dậy sẽ nhìn về hướng mặt trời lặn”. Tôi đã thực hiện đúng vì khi tự nghiên cứu thấy đó là hướng Thiên y, hơi chệch lên Bắc sẽ là Diên niên, ghé xuống Nam sẽ là Phúc đức đều là hướng lành với tuổi cha. Mầu gạch ốp là mầu Hồng (sinh vượng cho mệnh Thổ). Còn bà nội tôi đưa ra quy tập vẫn theo hướng này. Tất cả đêù theo lý thuyết trên.

Ngày nay các địa phương đều đã có nghĩa trang. Do đó việc hung táng hay cát táng đều được thực hiện tại đây. Mọi lý thuyết về Long huyệt không thể áp dụng được một cách chi tiết. Hơn nữa “Cát địa âm trạch” đâu phải ai cũng tìm được mà còn do “cơ duyên” nữa và dù có rồi thì việc “phát” của con cháu còn do gặp “Thời” và tuỳ “Nhân” nữa. Song để cho an tâm, vững lòng toàn gia nên tìm ngày để “tránh Hung phùng Cát” 掙凶逢吉 và có thể thực hiện được. Muốn như vậy căn cứ phép Sinh-Khắc của Ngũ hành mà chọn.
Như vậy, nếu chi tiết quá việc xem, tính rất lâu và có khi lại nhỡ việc, trong khi quy tắc văn minh không cho phép quàn quan tài tại gia chủ quá 24 tiếng. Do đó tất cả việc xem trên chỉ là yếu tố “Tâm linh”, để cháu con yên tâm hoàn tất việc báo hiếu chứ “Xương người chết sao cầu được Phúc”!. Cốt ở con cháu “Tâm thành tất linh ứng”, “Tiên tích Đức, hậu tầm Long” và xưa nay “Đức năng thắng số” cũng nhiều.
Nguồn: http://blog.tamtay.vn

Share this:

Show Disqus Comment Hide Disqus Comment

Disqus Comments